Phòng Cháy Chữa Cháy Trường Học

Phòng Cháy Chữa Cháy (PCCC) Trường Học

Trường học nơi đông người, chứa nhiều vật liệu dễ cháy

Trường học là nơi đào tạo học sinh – sinh viên, các thế hệ trẻ, lực lượng nòng cốt về tương lai của đất nước và là một công trình công cộng, tập trung sự có mặt của rất nhiều người như giáo viên, trẻ em, nhân viên phục vụ, cán bộ,…Các vật dụng dễ cháy tồn tại trong trường học có thể kể đến là chăn chiếu, bàn ghế, thiết bị điện tử phục vụ học tập, đồ dùng dạy học, ngoài ra tại khu bếp còn có thể tồn tại dầu đốt, khí gas,… nên việc PCCC để đảm bảo an toàn cho tài sản, cơ sở vật chất và tính mạng con người là rất cần thiết và phải được ưu tiên hàng đầu.

PCCC trường học

PCCC trường học

Quy định về PCCC trong trường học

Theo quy định tại Phụ lục II Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi, có quy định về danh mục cơ sở có quy hiểm về cháy, nổ trong đó có:

Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường dạy nghề, trường phổ thông và trung tâm giáo dục có khối lớp học có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà trẻ, trường mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

  • Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
  • Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.
  • Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
  • Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
  • Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
  • Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
  • Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

Nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ cao

  • Các trường học trên địa bàn các tỉnh, thành phố có lối ra vào đang còn khá chật hẹp, không đảm bảo về việc thoát nạn.
  • Nhiều trường không có bể nước phục vụ chữa cháy hoặc có bể nhưng xe chữa cháy không hút được nước.
  • Còn có trường có các dãy nhà từ 2 – 3 tầng chỉ có duy nhất 01 cầu thang thoát nạn.
  • Số lượng học sinh của đại đa số các trường đều quá tải so với quy định về diện tích.
  • Khi có sự cố hoặc cháy sẽ dẫn đến tình trạng chen lấn, xô đẩy gây tai nạn thương tích.
  • Hệ thống điện chủ yếu được lắp đặt không theo quy định.
  • Lắp đặt nhiều thiết bị tiêu thụ điện dẫn đến nguy cơ quá tải, gây chập cháy.
  • Việc trang bị phương tiện, thiết bị PCCC còn sơ sài, thiếu hoặc không đúng về chủng loại, số lượng.
  • Đặc biệt, tại các trường mầm non và bán trú sử dụng gas phục vụ đun nấu cơm cho học sinh.
  • Việc bảo quản, bảo dưỡng và kiểm tra không thường xuyên.
  • Số lượng gas tồn chứa không đảm bảo an toàn về PCCC.

Các biện pháp PCCC 

  • Thường xuyên tuyên truyền công tác PCCC, tập huấn cho cán bộ, công nhân viên chức, học sinh, sinh viên.
  • Có kế hoạch sơ tán khi có hỏa hoạn xảy ra: Đối với học sinh, cần thực hiện các buổi tập sơ tán khi có đám cháy xảy ra. Các học sinh, sinh viên cần được phổ biến về lối thoát gần nhất và an toàn nhất trong tòa nhà trong trường hợp có đám cháy xảy ra.
  • Huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy cho giáo viên, đội ngũ cán bộ. Tập huấn sử dụng thiết bị như xô, chậu, bình chữa cháy xách tay,…
  • Giờ cao điểm tắt điện những khu vực không hoạt động. Các lối thoát hiểm phải thông thoáng, khu vực nhà kho, phòng thí nghiệm, gầm cầu thang phải thường được vệ sinh, loại bỏ các tài sản hư hỏng, hết hạn sử dụng có thể gây cháy nổ,…
  • Trang bị đầy đủ thiết bị PCCC, hệ thống PCCC tự động cho các phòng và khu vực (khu vực nhà bếp, phòng máy tính, phòng thí nghiệm,…)
  • Định kỳ kiểm tra hệ thống điện trong toàn trường, cơ sở vật chất và trang thiết bị các phòng thí nghiệm. Kiểm tra thiết bị PCCC tại các lớp học, phòng làm việc, các khu hàng lang, lối thoát hiểm,… nhằm đảm bảo các thiết bị hoạt động tốt và phòng chống cháy nổ.

Lưu ý: Dán bảng huy hiệu cảnh báo phòng cháy chữa cháy nơi chứa vật dễ gây cháy, cấm hút thuốc lá,…

Hướng dẫn học sinh, sinh viên dùng bình chữa cháy xách tay

Hướng dẫn học sinh, sinh viên dùng bình chữa cháy xách tay

Tư vấn thiết kế cung cấp lắp đặt hệ thống PCCC cho trường học.

Công ty Hồng Thuyên chuyên tư vấn thiết kế, cung cấp, lắp đặt hệ thống PCCC tự động cho các trường học, bệnh viện, khu chung cư và các tòa nhà cao tầng, phòng server, data center, phòng thí nghiệm, phòng chứa thiết bị đắt tiền,…

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Hồng Thuyên

Địa chỉ: 54 Dương Văn Cam, Khu phố 4, P. Linh Tây, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Tel: 028 3720 6112 – 028 3720 6114

Mobile: 090 88 11 003 – 0909 890 096 – 0918 292 324

MST: 0305326341

Email: sales@pcccsaigon.com

Chia sẻ:


shares